Intranet là gì? Ưu điểm và nhược điểm của Intranet

Intranet hay Internet là những thuật ngữ được sử dụng thường xuyên. Nhưng đa số mọi người chỉ biết đến Internet hoặc nếu có biết đến thì hay nhầm lẫn giữa chúng. Hôm nay BellLab sẽ cùng các bạn tìm hiểu những thông tin cơ bản về Intranet nhé!

intranet là gì?

Intranet là hệ thống mạng nội bộ, dựa trên giao thức TCP/IP, được sử dụng để chia sẻ thông tin công ty và tài nguyên máy tính giữa các nhân viên một cách an toàn. Một mạng nội bộ cũng có thể được sử dụng để làm việc theo nhóm và hội thảo từ xa.Toàn bộ thành viên trong hệ thống intranet muốn truy cập, hoạt động được đều phải có thông tin xác thực, bao gồm Username và Password.

Intranet là một phần của Internet, thuộc sở hữu tư nhân của một tổ chức(công ty, cơ quan, trường học…). Nó cho phép nhân viên dễ dàng truy cập thông tin quan trọng, liên kết, ứng dụng, biểu mẫu và cơ sở dữ liệu của hồ sơ công ty. Cơ sở dữ liệu bao gồm tất cả tên người dùng của nhân viên có quyền truy cập vào mạng thường được sử dụng để duy trì bảo mật mạng nội bộ.

Intranet thường được sử dụng như thế nào ?

Các tổ chức sử dụng mạng nội bộ theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của họ. Chúng bao gồm những thứ sau:

  • Kho lưu trữ trung tâm: Intranet trở thành kho chính, nơi lưu trữ thông tin quan trọng và dữ liệu của công ty.
  • Sự hợp tác: Intranet cung cấp một phương thức chia sẻ thông tin giúp các nhân viên làm việc cùng nhau dễ dàng hơn.
  • Cá nhân hóa: Intranet cung cấp nội dung được cá nhân hóa cho nhân viên dựa trên vai trò của họ trong công ty.
  • Giao tiếp: Intranet cung cấp danh bạ nhân viên, tin tức công ty và sơ đồ tổ chức, cải thiện thông tin liên lạc nội bộ của công ty.
  • Dễ dàng tiếp cận thông ti: Intranet cung cấp khả năng truy cập thông tin dễ dàng về các chính sách, lợi ích và cập nhật của công ty.
  • Các yếu tố xã hội: Các tính năng của mạng xã hội cho phép nhân viên tạo tài khoản, đăng nội dung và cảnh báo trạng thái cũng như duyệt qua nguồn cấp tin tức.
  • Quản lý dự án. Danh sách việc cần làm, thư mục nhân viên, cập nhật trạng thái và các tài nguyên khác hỗ trợ người dùng trong việc quản lý dự án.
  • Tự động hóa: Intranet sắp xếp hợp lý các hoạt động hàng ngày bằng cách tự động hóa các tác vụ có thể lặp lại.

Intranet hoạt động như thế nào ?

Một Intranet an toàn và đáng tin cậy yêu cầu một web server quản lý các yêu cầu đối với dữ liệu được lưu trữ trên server. Web server tìm các tệp được yêu cầu và phân phối chúng đến người dùng thích hợp. Một hệ thống quản lý nội dung cũng cần được thiết lập để kiểm soát việc tạo, xuất bản và quản lý nội dung mạng nội bộ.

Một Intranet cũng có thể bao gồm nhiều mạng LAN được liên kết với nhau, cũng như các đường truyền thuê riêng kết nối với các tài nguyên mạng diện rộng. Web server của Intranet sử dụng TCP / IP, HTTP và các giao thức internet khác.

Để truy cập Intranet của công ty, nhân viên phải có mật khẩu mạng đặc biệt và được kết nối với mạng LAN của công ty. Nhân viên từ xa truy cập mạng nội bộ thông qua mạng riêng ảo (VPN) hoặc một kết nối an toàn khác.

Firewall rất cần thiết cho việc bảo mật Intranet của tổ chức. Nó nằm giữa Internet bên ngoài và Intranet. Firewall sẽ theo dõi tất cả các gói dữ liệu đến và đi để xác nhận chúng không chứa các yêu cầu trái phép hoặc đáng ngờ. Firewall cũng đảm bảo phần mềm độc hại và các cuộc tấn công nguy hiểm khác không xâm nhập vào mạng nội bộ.

Khi một segment của Intranet có thể cho các khách hàng, đối tác, nhà cung cấp hoặc những người khác bên ngoài công ty truy cập được, segment đó sẽ trở thành một phần của Extranet. Firewall đặc biệt quan trọng để bảo mật các Intranet bao gồm các phần mở rộng Extranet.

Intranet nhìn chung giống như một phiên bản riêng của Internet. Với việc đào hầm(Tunnel), các công ty có thể gửi tin nhắn riêng thông qua public network. Họ sử dụng mã hóa và giải mã đặc biệt và các biện pháp bảo vệ an toàn khác để kết nối một phần của Intranet của họ với phần khác.

Hầu hết các giải pháp mạng Intranet đều có giao diện web để người dùng truy cập. Giao diện này cung cấp thông tin và công cụ cho nhân viên và nhóm thành viên. Nó có thể bao gồm lịch, thời gian dự án, danh sách tác vụ, các tệp tin bí mật và một công cụ nhắn tin để giao tiếp với người dùng khác. Trang web Intranet thường được gọi là cổng thông tin (portal) và có thể được truy cập bằng một URL mạng nội bộ. Nếu mạng Intranet được giới hạn trong một mạng nội bộ, người dùng sẽ không thể truy cập nó từ (hoặc ra) bên ngoài Intranet.

Ví dụ về các dịch vụ mạng nội bộ Intranet bao gồm Microsoft SharePoint, Huddle, Igloo, và Jostle. Trong khi một số dịch vụ là mã nguồn mở và miễn phí, hầu hết các giải pháp mạng nội bộ đòi hỏi một khoản phí hàng tháng. Chi phí thường liên quan đến số người dùng trong mạng Intranet, người dùng càng nhiều số tiền cần bỏ ra càng lớn và ngược lại.

Ưu điểm của Intranet :

  • Cải thiện giao tiếp, chia sẻ thông tin và cộng tác trong doanh nghiệp;
  • Đơn giản hóa quản lý hồ sơ
  • Theo dõi hợp lý các yêu cầu
  • Môi trường thử nghiệm các ý tưởng mới trước khi chúng được triển khai trên trang web của công ty
  • Cải thiện văn hóa doanh nghiệp tập trung vào nhân viên và khuyến khích sự tham gia và tương tác;
  • Chi phí thực hiện và vận hành thấp

Nhược điểm của Intranet :

Điểm yếu đầu tiên, mối quan ngại khi các doanh nghiệp triển khai Intranet là về vấn đề an ninh. Việc sử dụng Intranet khiến cho nguồn tài nguyên thông tin của doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị truy cập, trao đổi trái phép. Hệ thống bảo mật của Intranet còn khá đơn giản, chưa được chắc chắn nên cần khắc phục vấn đề này ngay để bảo vệ quyền riêng tư cho dữ liệu, thông tin.

Một điều cần thay đổi thêm nữa đó là cần phải cải thiện tốc độ phản ứng. Thông tin liên lạc Intranet vô cùng thuận tiện và ít tốn kém, lượng truy cập/thư có thể rất lớn và nếu không được phản hồi nhanh thì việc bạn vô tình bỏ qua, đơn hàng giải quyết, hợp đồng cần giải quyết sẽ bị dồn lại gây ra một rắc rối rất lớn, và nhất là có thể ảnh hưởng đến uy tín cho doanh nghiệp của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *